Monday, August 2, 2010

Phan Rang và Xuân Lộc - Phần2

Xuân Lộc

Xuân Lộc là cửa ngõ phía đông sài gòn,án ngữ đường 20,đường1,người mỹ nói với thiệu rằng'' nếu để mất xuân lộc thì coi như tuyệt vọng'',thiệu nói ''dù có chết tôi cũng giữ cho được xuân lộc'', chuẩn tướng lê minh đảo tư lệnh sư 18 VNCH nói''sẽ đánh một trận oai hùng cho thế giới biết...''.chúng tập trung ở đâybinh lực hoả lưc rất cao,gồm toàn bộ sư 18,hai tiểu đoàn pháo binh hai chi đoàn xe tăng, trên 3000 dân vệ,quân cảnh,sư đoàn 3 không quân trưc tiêp chi viện,tuy vậy trong lúc đánh nhau, chúng còn tăng cường thêm nhiều chiến đoàn nữa ,gồm bộ binh,lính dù,thủy quân lục chiến,...sau này chúng còn sử dụng cả bom hơi ngạtném xuông xuân lộc(có lẽ bom này chính là bom mẹ của mỹ).
chúng ta thì sao?sư 341 cùng với sư 7 của quân đoàn 4 đánh xuân lộc .5 giờ40 phùt ngày9 tháng tư 1975 giờ khai tử cho tiểu khu xuân lộc bắt đầu ,/

CHIẾN DỊCH XUÂN LỘC
(tiến công, từ ngày 9 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975)

Sau khi Đà Nẵng thất thủ, Mỹ - ngụy vội vã tổ chức tuyến phòng thủ mới, kéo dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc đến Tây Ninh, trong đó Xuân Lộc, một thị xã thuộc tỉnh Long Khánh, cách Sài Gòn 60km về phía đông bắc là điểm trọng tâm, nhằm ngăn chặn quân ta tiến theo đường số 1 và đường số 20 đánh vào Biên Hòa và Sài Gòn. Tướng Mỹ Uây-oen nói với Nguyễn Văn Thiệu và các tướng ngụy phải giữ cho được Xuân Lộc, “mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn". Từ nhận định như vậy địch đã tập trung một lực lượng lớn phòng thủ Xuân Lộc mà nòng cốt là sư đoàn 18 bộ binh, một đơn vị mạnh của quân đoàn 3 ngụy (Toàn bộ lực lượng địch ở khu vực này có sư đoàn 18 gồm 9 tiểu đoàn, 1 trung đoàn thiết giáp, 2 tiểu đoàn pháo, 9 tiểu đoàn bảo an, 1 tiểu đoàn biệt động quân, 3 đại đội biệt lập, 4 trung đội pháo và các lực lượng kìm kẹp khác tương dương 2 sư đoàn bộ binh, 100 xe tặng, xe thiết giáp, 42 khẩu pháo. Địch tổ chức như sau: ở trong thị xã Xuân Lộc có sở chỉ huy sư đoàn 18, trung đoàn 43, sở chỉ huy trung đoàn 5 thiết giáp và chi đoàn 1, tiểu đoàn 82 biệt dộng quân, 4 tiểu đoàn bảo an (346, 364, 365, 33l), 3 đại đội biệt lập cảnh sát dã chiến... Trung đoàn 48 cũng 4 tiểu đoàn bảo an đảm trách khu vực tuyến quốc lộ 1 (Tân Phong - suối Cát) và tuyến lộ 2 (Tân phong - suối Râm). Chiến đoàn 52 cùng 1 tiểu đoàn bảo an ở chi khu Kiên Tân là lực lượng ngăn chặn từ xa trên đoạn Túc Trưng – Dầu Dây). Tuyến phòng ngự của sư đoàn này được xác định trên một chính diện khá rộng (30 đến 40km), từ Túc Trưng qua Dầu Dây, thị xã Xuân Lộc đến ngã ba Tân Phong.

Về ta, cùng chiến dịch Tây nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nãng, ở miền Đông Nam Bộ, ta đã mở thêm được một số vùng giải phóng lớn nối liền với các căn cứ giải phóng cũ, tạo thế, tạo lực, chuẩn bị một bước quan trọng cho giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Ngày 2 tháng 4 quán triệt tư tưởng chỉ đạo "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng... một mặt cần cơ động nhanh chóng, thần tốc, mặt khác sử dụng ngay lực lượng hiện có để kịp thời hành động, lông chờ đợi tập trung đầy đủ lực lượng mới làm ăn” (Điện cuả Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 1 tháng 4 năm 1975, gửi các đồng chí chỉ huy ở Mặt trận Sài Gòn.) của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ tư lệnh Miền đã quyết định mở cuộc tiến công giải phóng Xuân Lộc nhằm tiêu diệt sư đoàn 18 ở vòng ngoài, phá âm mưu phòng ngự từ xa, phá thế phòng ngự củng cố Sài Gòn của địch, cắt giao thông, cô lập Sài Gòn, tạo thế có lợi để mở đường tiến công Sài Gòn. Nhiệm vụ tiến công Xuân Lộc được giao cho Quân đoàn 4 (Gồm 2 sư đoàn bộ binh (7, 34l), lữ đoàn phòng không 71, lữ đoàn pháo 24, lữ đoàn công binh 25, lữ đoàn thông tin 26, 1 tiểu đoàn trinh sát và đại đội vận tải) được phối thuộc sư đoàn bộ binh 6, hai tiểu đoàn xe tăng và hai tiểu đoàn bộ đội địa phương. Tham gia Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch gồm có các đồng chí trong Bộ tư lệnh Quân đoàn 4, Tư lệnh, Chính ủy Quân khu 7. Đồng chí Hoàng Cầm được giao trọng trách làm tư lệnh chiến dịch, đồng chí Bí thư khu ủy Khu 7 làm chính ủy.

Địa bàn cố định thuộc địa hình trung du, khá thuận lợi cho bộ đội tập kết, triển khai lực lượng. Song do một số điểm cao khống chế địch đang chiếm giữ (như: núi Thị (cao 100 mét), điểm cao 396 án ngữ ngã ba Dầu Dây và tây thị xã, núi Gió án ngữ phía nam thị xã...) nên việc đưa pháo vào gần bắn thẳng chi viện cho bộ binh của ta gặp nhiều khó khăn.

Ngày 3 tháng 4, tại sở chỉ huy ở đông cầu La Ngà, Bộ tư lệnh chiến dịch bàn phương án tiến công Xuân Lộc. Bộ tư lệnh chiến dịch có đề ra 2 phương án. Phương án 1: tập trung hai sư đoàn tiêu diệt sư đoàn 18 ngụy, giải phóng chi khu Xuân Lộc và từ ngã ba Dầu Dây đến núi Chứa Chan; 1 sư đoàn bao vây chia cắt địch ở Gia Kiệm, Túc Trưng tạo điều kiện diệt quân ứng cứu của địch, nắm thời cơ tiến công giải phóng chi khu Gia Kiệm - Dầu Dây, lộ 20. Phương án 2: Nếu tình huống không có lợi thì tập trung lực lượng tiêu diệt ở bên ngoài, giải phóng hai chi khu Tân Phong và Gia Kiệm, tiêu diệt quân viện của địch tiến tới tiến công dứt điểm Long Khánh và tổ chức đánh địch rút lui. Nhưng trước tình hình địch đang hoang mang dao động, lộ tư lệnh chiến dịch quyết định tiến công thị xả Xuân Lộc theo phương án 1.

Bộ tư lệnh chiến dịch xác định: sư đoàn 7 (Được tăng cường 12 xe tăng, 2 pháo 85mm, 2 cối l60mm, tiểu đoàn pháo phòng không hỗn hợp (37 và 57mm) được pháo binh quân đoàn chi viện) tiến công trên hướng chủ yếu từ phía đông thị xã, có nhiệm vụ đánh chiếm hậu cứ trung đoàn 5 thiết giáp, chiến đoàn 43, sở chỉ huy sư đoàn 18 ngụy, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đông thị xã; sư đoàn 341 (Được tăng cường 1 tiểu đoàn pháo phóng không hỗn hợp (37 và 57mm) và được pháo binh quân đoàn chi viện) tiến công trên hướng thứ yếu từ phía bắc thị xã có nhiệm vụ đánh chiếm ty cảnh sát, khu cố vấn Mỹ, dinh tỉnh trưởng và cùng sư đoàn 7 phát triển xuống phía nam; sư đoàn 6 chia cắt ở đường 1, đoạn ngã ba Dầu Dây, có nhiệm vụ tiêu diệt các chốt địch từ ấp Hưng Lộc đèo Mẹ Bồng Con, đánh viện binh và đánh địch rút chạy. Quân đoàn tổ chức 4 cụm pháo, 2 cụm cao xạ chi viện và bảo vệ cho các hướng chiến đấu. Sở chỉ huy chiến dịch đặt ở bắc sông La Ngà.

Sáng ngày 9 tháng 4, trên các hướng ta đồng loạt nổ súng tiến công địch. Trên hướng chủ yếu, trung đoàn 165 của sư đoàn 7 được tăng cường 8 xe tăng tiến đánh căn cứ sư đoàn 18 ngụy, khi đến cách cổng 300 mét bị địch chặn đánh quyết liệt, bắn hỏng 3 xe tăng, trung đoàn phải chuyển hướng tiến công chiếm được một phần hậu cứ chiến đoàn 52 ngụy.

Trên hướng thứ yếu, trung đoàn 266 của sư đoàn 341 nhanh chóng đánh chiếm khu thông tin, khu cố vấn Mỹ, khu cảnh sát, khu chợ, khu bảo an, nhưng khi tiến vào dinh tỉnh trưởng thì bị địch ngăn chặn quyết liệt, phải dừng lại bên ngoài sở chỉ huy tiểu khu.

Ở vòng ngoài, trung đoàn 270 sư đoàn 341, trung đoàn 209 sư đoàn 7 đánh bại hai tiểu đoàn và diệt 7 xe tăng của hai chiến đoàn 43 và 48 từ Tân Phong và núi Thị vào cứu viện, giải phóng ấp Bảo Toàn, bắt 174 tên địch. Tiểu đoàn địa phương Bà Rịa tiến công địch ở suối Cát, bắt tù binh thu vũ khí và phát triển về Bảo Toàn. Trên hướng chia cắt, sư đoàn 6 tổ chức diệt 5 chốt của địch trên đường 1 từ Hưng Nghĩa đến đèo Mẹ Bồng Con, thu hai pháo 105mm, buộc chiến đoàn 52 ngụy phải bỏ Túc Trưng co về giữ ngã ba Dầu Dây.

Như vậy, trong ngày đầu ta đã chiếm được một phần hai thị xã, toàn bộ khu hành chính tiểu khu, đã đưa được ba tiểu đoàn vào bên trong và thực hiện cắt đường 1 ở đoạn ngã ba Dầu Dây - đèo Mẹ Bồng con. Bộ tư lệnh chiến dịch đôn đốc các đơn vị tiếp tục thực hiện quyết tâm.

Ngày 10 tháng 4, trên hướng chủ yếu sư đoàn 7 đưa dự bị là trung đoàn 141 cùng 1 tiểu đoàn phòng không đột phá từ chương bắc xuống cùng trung đoàn 165 tiến đánh căn cứ sư đoàn 18 (Theo TK trận Xuân Lộc (TK2396 - VLSQS) đồng chí tham mưu trưởng sư đoàn nắm tình hình không chắc đã báo cáo phát triển thuận lợi và đề nghị đưa dự bị vào chiến đấu), bị địch ở hậu cứ chiến đoàn 52 và trung đoàn 5 thiết giáp phản kích quyết liệt. Đến 11 giờ 30, trung đoàn 141 mở được cửa và đánh chiếm chốt Bảo Vịnh A. Trung đoàn 209 tiến công vào thị xã từ phía nam lên, đánh thiệt hại chiến đoàn 43 ngụy. Khi gặp tuyến phòng thủ dã ngoại của địch ở nam sân bay, trung đoàn phải dừng lại củng cố bàn đạp.

Trên hướng thứ yếu, sư đoàn 341 dưa trung đoàn 270 vào thị xã cùng trung đoàn 266 đánh địch phản kích và giữ các khu vực đã chiếm. Trung đoàn 2 sử dụng tiểu đoàn 5 và 7 bốn lần tiến công vào sân bay Cáp Rang nhưng không thành công. Các mũi khác đánh vào trại Lê Lợi, hậu cứ chiến đoàn 43 cũng bị địch chặn lại. Trên hướng chia cắt, trung đoàn 33 sư đoàn 6 tiến công và làm chủ chi khu Dầu Dây, đánh bại phản kích của tiểu đoàn 1 thuộc chiến đoàn 52, 1 chi đội thiết giáp và 1 tiểu đoàn biệt động.

Ngày 11 tháng 4, ở thị xã Xuân Lộc, trên các hướng ta và địch giằng co quyết liệt. Ở hướng chia cắt sư đoàn 6 tổ chức tiến công tiểu đoàn 1 cuả chiến đoàn 52, nhưng diệt không gọn.

Quyết tâm giữ Xuân Lộc, ngày 12 tháng 4, địch vội vã đổ lữ đoàn 1 dù từ Sài Gòn xuống ngã ba Tân Phong, các ngày sau đó bố trí lại đội hình trong thị xã và điều lữ đoàn 3 thủy quân lục chiến, chiến đoàn 318 biệt động đến Trảng Bom, chiến đoàn 322 biệt động ở Bầu Cá, chiến đoàn 315 ở Bầu Hàn, điểm cao 122, trung đoàn 8 thuộc sư đoàn 5 từ Lai Khê sang Bàu Cá. Như vậy địch đa tập trung ở khu vực này 50% lực lượng bộ binh, 60% pháo binh và hầu hết xe tăng, xe thiết giáp của quân đoàn 3 cùng lực lượng tổng dự bị tương đương 1 sư đoàn. Không quân ở các sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất được huy động trung binh 80 lần/chìếc/ngày để chi việc trực tiếp cho các mũi phản kích. Địch còn sử dụng cả bom CBU, loại bom có sức hủy diệt lớn, thế giới cấm sử dụng dể ngăn chặn ta tiến công.

Cuộc chiến đấu ở Xuân Lộc diễn ra hết sức quyết liệt. Qua ba ngày chiến dấu, tuy ta đã chiếm được một số mục tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch và giữ được một số bàn đạp quan trọng, nhưng ta chưa diệt gọn được một tiểu đoàn nào của chúng, bộ đội bị thương vong nhiều (sư đoàn 7 thương vong 300, sư đoàn 341 thương vong 1.200, 6 xe tăng bị địch bắn hỏng và cháy, hầu hết pháo 85mm và 57mm bị hỏng vì bom đạn). Xuất phát từ nhận định cơ bản: Xuân Lộc chỉ có giá trị khi được nối với Biên Hòa, Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương lập thế trận mới, cô lập và cắt rời Xuân Lộc ra khỏi Biên Hòa bằng cách đánh chiếm ngã ba Dầu Dây, cắt đường số 1, chặn đánh địch từ Tráng Bom lên, đánh chiếm Tân Phong, cắt đường số 2 đi Bà Rịa. Thực hiện chủ trương trên, Bộ tư lệnh đã ra lệnh ngừng tiến công thị xã, mỗi sư đoàn chỉ để lại 1 tiểu đoàn kiềm chế nghi binh địch còn lại lui ra phía sau củng cố làm lực lượng cơ động. Sư đoàn 6 và trung đoàn 95B (vừa được trên tăng cường) tổ chức bao vây tiêu diệt chiến đoàn 52, thực hiện chốt chặn chiến dịch, diệt quân địch từ Biên Hòa, Trảng Bom lên phản kích. Trung đoàn 209 triển khai trên dải ở phía bắc chi khu Tân Phong chặn đánh lữ đoàn 1 không cho chúng vượt qua cầu Gia Liên để phối hợp với trung đoàn 43 trong thị xã. Ngày 13, các đơn vị ta rút khỏi thị xã.

Trong khi ta chuyển thế trận, địch tưởng rằng chúng dã đẩy lùi được cuộc tiến công của ta. Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu tuyên truyền rùm beng về "chiến thắng Xuân Lộc", về "khả năng chiến đấu của quân lực Việt Nanh Cộng hòa đã được phục hồi" và hy vọng chúng “còn đủ mạnh để giữ vững chế độ".

Rạng sáng ngày 15 tháng 4, pháo 130mm của chiến dịch bấn dồn dập vào sân bay Biên Hòa, cùng lúc bằng 5 trận tập kích, sư đoàn 6 và trung đoàn 95B đã tiêu diệt chiến đoàn 52, diệt gọn 1 tiểu đoàn pháo, một chi đoàn thiết giáp giải phóng hoàn toàn khi khu Gia Kiệm, ngã ba Dầu Dây, cắt đứt đường số 1 đoạn Xuân Lộc - Bầu Cá, đường 20 đoạn Túc Trưng - ngã ba Dầu Dây.

Trong hai ngày 16 và 17, sở chỉ huy tiền phương quân đoàn 3 ngụy ở Tràng Bom đốc thúc lữ đoàn 3 thiết giáp cùng chiến đoàn 8 của sư đoàn 5 với hơn 100 khẩu pháo ở các căn cứ Nước Trong, Hốc Bà Thức, Long Bình, Đại An và 125 lần chiếc máy bay mỗi ngày chi viện, phản kích hòng chiếm lại khu vực Dầu Dây. Sư đoàn 6 và trung đoàn 95B chặn đánh địch quyết liệt ở Hưng Nghĩa và điểm cao 12 diệt gọn một tiểu đoàn, bắt hơn 100 tên, đẩy lùi quân địch xuống Bầu Cá.

Cùng thời gian trên, sau khi giải phóng Nha Trang, Cam Ranh, cánh quân duyên hải mà nòng cốt là Quân đoàn 2 đã đập tan tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang, tiến vào giải phóng Phan Thiết, Hàm Tân và đã tiến tới rừng lá. Ở khu vực Xuân Lộc, sư đoàn 7 và sư đoàn 341 liên tục quần nhau với địch, đánh thiệt hại nặng hai chiến đoàn 43 và 48 của sư đoàn 18 ngụy và diệt một bộ phận quân dù. Bộ đội địa phương và du kích Xuân Lộc diệt và bức rút nhiều đồn bốt địch trên các trục đường ven thị xã.

Trước nguy cơ bị tiêu diệt và hơn nữa mất Dầu Dây, Xuân Lộc mất giá trị phòng thủ, địch quyết định rút Khỏi Xuân Lộc để bảo toàn lực lượng. Ngày 20, địch dùng pháo binh bắn vào các trận địa của ta để nghi binh cho cuộn rút lui. 17 giờ, trời mưa tầm tã, phát hiện thấy quân địch đi lại nhiều, phán đoán chúng có thể rút khỏi thị xã theo hướng đường số 2 về Vạn Kiếp, Bà Rịa và sở cao su Ông Quế về Nước Trong hoặc Trảng Bom, Bộ tư lệnh chiến dịch lệnh cho các đơn vị tiến công và truy kích địch. Sư đoàn 341 tiến đánh vào thị xã rồi phát triển theo đường sở cao su Ông Quế; sư đoàn 7 đánh chiếm Nam Tân Phong, chặn đường số 2, sư đoàn 6 tổ chức chặn địch ở cao su Ông Quế, các tiểu đoàn địa phương chốt chặn và truy kích địch trên dường 2.

Do phát hiện và tổ chức tiến công, truy kích chậm, tổ chức chốt chặn không tốt, mặt khác do trời tối, mưa to nên ta chỉ diệt được một bộ phận đi sau của địch, bắt sống tên đại tá tỉnh trưởng Long Khánh. Ngày 21 tháng 4, thị xã Xuân Lộc và toàn tỉnh Long Khánh được giải phóng, chiến dịch tiến công Xuân Lộc kết thúc.


Kết quả, ta đã đánh thiệt hại nặng sư đoàn 18, lữ đoàn dù 1, tiêu diệt chiến đoàn 52 (sư đoàn 18), đánh thiệt hại trung đoàn 5 và lữ đoàn 3 thiết giáp, diệt 2.056 tên, bắt 2.785 tên địch, thu 48 ô tô, 1.499 súng các loại, phá hủy 42 xe tăng, xe thiết giáp, 16 ô tô. Giải phóng Xuân Lộc và toàn bộ tỉnh Long Khánh.

Quyết định tiến công Xuân Lộc là đúng và cần thiết, chiến dịch tiến công Xuân Lộc thắng lợi đã đập tan "cánh cử thép" cửa ngõ phía đông Sài Gòn, làm rung chuyển cả hệ thống phòng thủ còn lại của đích ở xung quanh Sài Gòn, làm suy sụp nhanh thêm tinh thần chiến đấu của quân ngụy. Thắng lợi của chiến dịch đã tạo ra một địa bàn tập kết thuận lợi cho các binh đoàn chủ lực tiến công Sài Gòn từ hướng đông, một thế trận mới rất có lợi cho chiến dịch Hồ Chí Minh.

Chiến dịch tiến công Xuân Lộc cũng để lại những kinh nghiệm, những bài học trong tiến công cụm cứ điểm phòng ngự vừng chắc của địch ở thành phố, về nắm địch, nhận định về địch và xác định hướng tiến công, sử dụng lực lượng và cách đánh chiến dịch.


Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự, Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), NXB QĐND, 2003.

Sư đoàn 6 và 341 đã chiến đấu anh dũng kiên cường với thiệt hại lớn nhất kể từ khi thành lập và đã đong vai trò nòng cốt trong cuộc chiến ở Xuân Lộc- nói " đi vòng qua mà không công phá " có thấy tủi thân và phũ phàng cho những người đã ngã xuống không! Quân đoàn 4 đã tạo thế rất thuận lợi cho các mũi tiến công từ hướng Bắc và sư 9 cũng đã đánh rất quyết liệt-lập nhiều chiến công trong đội hình đoàn 232 góp phần cho đại thắng mùa xuân!

[/quote]
Không phải như vậy!Đã là lính nói chung,nếu có hý sinh xương máu chỉ là để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,không phải là để kể công,nên họ không quan tâm việc đánh giá cao thấp nhỏ to như thế nào.
Nhưng ở đây là việc thảo luận về vai trò,ý nghĩa chiến thuật,chiến lược của trận chiến.Những ý kiến đánh giá thể là các chuyên gia quân sự cao cấp,có thể chỉ là một anh lính.Góc nhìn khác nhau,ý nghĩa khác nhau.Tôi đánh giá nó theo góc nhìn của 1 anh lính(Các bác chuyên gia xin lượng thứ sự mạo muội).
Nhiều người sau khi xem kết cục của trận chiến cho rằng không cần phải đánh XL,vì chỉ trận DG là XL tan vỡ,nhưng ai đảm bảo được điều đó khi XL chưa bị F7,F341 giáng cho những đòn choáng váng?
Khi trận chiến XL chưa dứt điểm vì đánh trực diện,có thiệt hại(6-7% thương vong) nhiều người cho rằng quá lớn không cấn thiết,nhưng để lực lượng phòng thủ này nguyên vẹn này kéo về Sài gòn,hoặc hỗ trự các tuyến khác,thì chiến dịch HCM để kết thúc, liệu có khó khăn gì lớn hơn không ?
Theo tôi được biết thì QĐ4 không hề đi vòng hoặc đánh vòng.
Sau khi đợt 1 chiến dịch tạm dừng thì F7,F341 không chuyển hướng đánh.
Đánh Ngã 3 Dầu giây là do f6,một trong những nhiệm vụ từ trước đó,lúc mở màn chiến dịch.F6 quét dọn vòng ngoài ,từ Suối cát-Gia Ray cho đến DG,cùng với chặn viện là tiếp đón các bác địch quân khi rút chạyặyNhưng F6 lúc đó thực sự vừa đói vừa mệt(vì cả một chiến dịch mùa khô trước đó nữa),lại thiếu thốn đủ thứ nên việc tiếp đón không được chu đáo lắm,chắc các bác ấy cũng thông cảm thôi.

Lần mò đọc bài về 30/4, có 1 bài của bác Ngô Minh, Sư Đoàn 7, Quân Đoàn 4 kể về trận tấn công cứ điểm Xuân Lộc, cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn, đúng đêm 1/4/1975 tienphongonline cách nay tròn 2 năm, ngày Thứ Năm, 01/05/2008, 7:47 có đoạn:

Sư Đoàn 7 thuộc Quân Đoàn 4 của chúng tôi hành quân từ Bảo Lộc về ém quân trong một rừng chuối mênh mông, chuẩn bị tấn công cứ điểm Xuân Lộc, cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn, đúng đêm 1/4/1975. Sư trưởng Nam Phong lệnh không được ai chặt chuối của dân. Rừng chuối Xuân Lộc rộng đến nỗi có đường ô tô ngang dọc để xe ô tô đi thu hoạch.

Trong thời gian tấn công Xuân Lộc, anh em “làm báo” của sư đoàn như Phùng Khắc Bắc, tôi, Dương Huy... được điều về hầm chỉ huy Sư đoàn để hàng ngày nghe thông tin từ các mũi.

...

Đợt đánh Xuân Lộc này, anh em cùng nhau ở một chỗ nên rất vui. Đêm đầu tiên đánh cứ điểm Xuân Lộc, bộ đội ta mấy lần ôm bộc phá vào mở cửa mở, nhưng địch bắn rát quá, thương vong nhiều.

Sư trưởng Nam Phong hét vào điện thoại chỉ huy hết mũi tiến công này đến mũi tiến công khác. Ông đang chỉ huy trận đánh mà nói năng rất tếu. Sư trưởng điện cho anh Đình chính trị viên D2 (tiểu đoàn 2): “Cái chốt bằng cái l. trâu ấy mà một ngày rồi các anh không ăn được à? Tôi ra lệnh nội đêm nay phải ăn cho hết cái l. trâu đó, nghe rõ chưa!”. Câu ra lệnh làm mọi người trong hầm chỉ huy ôm bụng mà cười.

Đêm hôm sau, tôi được cử ra chỗ bộ đội tiểu đoàn 2 đang đánh bộc phá mở cửa để tấn công một cứ điểm của địch để viết bài. Mật khẩu được phổ biến là “Sông Hồng”, phải trả lời là “Mê Kông”. Tôi đi một mình trong đêm trăng mờ giữa tháng 4. Bốn bề là rừng chuối và trảng cỏ khô! Tôi đang hoang mang tìm hướng đi thì nghe một tiếng quát “Sông Hồng”.

Thế là tôi quên béng việc trả lời bằng mật khẩu, mà gọi toáng lên: “Tôi là Khôi ở Ban chính trị đây!” Anh chiến sĩ đến chỗ tôi, cười bảo, em được lệnh đi đón nhà báo Sư đoàn từ tối tới giờ, đợi mãi. Biết là anh bị lạc đường. Mà sao anh không trả lời bằng mật khẩu? May em là người đi đón, tiểu đoàn cho biết tên anh, nếu không thì “toi” rồi đấy”!Tôi chui vào hầm tiền tiêu của đạ
i đội Bảy. Ba chiến sĩ ôm bộc phá lên đánh hàng rào bị thương, máu chảy nhiều, được băng bó tạm bằng băng cá nhân, đang nằm rên ở góc hầm, đợi cáng về trạm phẫu thuật tiền phương.

Mấy anh em khác lại đang cười đùa, hò hét đánh bài “tiến lên”, trông mặt mũi anh nào anh nấy điềm nhiên như chẳng có việc chỉ một vài phút nữa thôi ba người trong số họ lại bò lên hàng rào đánh bộc phá, rồi có thể hy sinh và bị thương như đồng đội đang nằm kia! Ở chiến trường miền Đông ác liệt này, không điềm nhiên như thế không sống mà đánh giặc được!

Đêm 20 tháng 4, trước sức tấn công của Quân giải phóng, đường vô Sài Gòn bị chặt đứt ở Dầu Giây, sư đoàn 18 Ngụy Sài Gòn bỏ chạy khỏi Xuân Lộc, sư trưởng sư 18 là tướng Lê Minh Đảo chạy về phía Vũng Tàu bị quân giải phóng bắt. Sau này, đọc hồi ký của Thượng tướng Trần văn Trà, mới biết sáng kiến cắt đứt con đường từ Xuân Lộc nối Sài Gòn ở Dầu Giây là của một đồng chí Trung đoàn trưởng trong cuộc họp giao ban Bộ chỉ huy Miền, chứ không phải của ông tướng chỉ huy nào cả.

Đơn vị tôi hành quân vòng qua thị xã thì đã quá nửa đêm, nên được lệnh
nghỉ. Để đảm bảo bí mật, tất cả rờ rẫm mắc võng trong đêm. Nằm lắc lư trên võng, tôi nghe mùi hương quả chín thơm vào trong giấc ngủ. Sáng dậy, trời đất ơi, ngay trên đầu võng tôi, một trái sầu riêng trĩu xuống, thơm lừng. Tôi bật dậy, nâng trái sầu riêng lên mũi...

Những ngày đó đơn vị tôi đóng quân ở rừng cao su Xuân Lộc, học chính trị, điều lệnh dân vận mới để chuẩn bị đánh Sài Gòn. Chúng tôi cắt tóc, cạo râu cho nhau. “Trước một trận đánh lớn vào “Cao điểm cuối cùng”, người chiến sĩ phải đàng hoàng. chững chạc”- Sư trưởng Nam Phong nói như vậy!





Không thể quên hơn 4.000 chiến sĩ hy sinh khi chỉ còn 10 ngày nữa là chiến thắng

Đó là ý kiến của Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, tại Hội thảo "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thời đại Hồ Chí Minh".

Theo Đại tướng, trước giờ khi nói đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, ta thường nhắc đến chiến dịch miền Trung, Tây Nguyên, chiến dịch Thừa Thiên - Huế, chiến dịch Hồ Chí Minh v.v... mà không nhắc tới chiến dịch miền Đông với những trận chiến vô cùng ác liệt ở Xuân Lộc, Nước Trong, Đồng Dù nhằm mở cửa ngõ vào Sài Gòn.

Ông cho rằng chiến dịch miền Đông là tiền đề của chiến dịch Hồ Chí Minh, và trong chiến dịch này, quân ta bị tổn thất, thương vong khá lớn.

"Không nói đến chiến dịch miền Đông, sẽ không thấy hết cái giá phải trả cho ngày chiến thắng 30/4/1975 lớn đến thế nào. Hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh để chọc thủng phòng tuyến Xuân Lộc khi chỉ còn 10 ngày nữa là chiến thắng.

Chúng ta sẽ còn nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều hội thảo khoa học để đánh giá cho hết và chính xác ý nghĩa, giá trị của đại thắng mùa Xuân 1975. Vì thế, tôi đề nghị phải xem xét và ghi nhận lại chiến dịch miền Đông này".

Ông cũng đề nghị tại các hội thảo sau, cần xem xét, đánh giá cho rõ ràng, đầy đủ vai trò của Quân đoàn 4, Quân khu 7 và các lực lượng tại chỗ của Sài Gòn - Gia Định (như biệt động, tự vệ, các lực lượng chính trị) trong chiến dịch Hồ Chí Minh.

1 comment:

  1. Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết rất hay và chi tiết
    ..........................
    Huyền Sport
    Trải Nghiệm Cùng Tiến Lên Miền Nam
    bong88 l bong88

    ReplyDelete