Sử dụng trinh sát trận tiến công cứ điểm Làng Vây của Trung đoàn bộ binh 24
Ngày 6 tháng 2 năm 1968
Tiến công cứ điểm Làng Vây là trận đánh hiệp đồng binh chủng cấp trung đoàn bộ binh lần đầu tiên ta sử dụng xe tăng tiêu diệt cứ điểm tiểu đoàn địch phòng ngự trong chiến dịch tiến công Đường 9 - Khe Sanh Xuân Hè năm 1968. Trận đánh đạt hiệu suất chiến đấu cao, tiêu diệt và bắt nhiều quân địch, thu nhiều vũ khí, trang bị, chiếm giữ được mục tiêu, thực hiện được ý định của cấp trên. Trận đánh đã để lại nhiều bài học quý báu về sử dụng trinh sát nắm địch, có thể nghiên cứu vận dụng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
I. Tình hình chung
A. Địa hình, thời tiết
Cứ điểm Làng Vây nằm ở phía tây nam Tà Cơn 8km, cách thị trấn Hướng Hoá 6km và cách đông Lao Bảo 7km, thuộc vùng rừng núi tỉnh Quảng Trị. Cứ điểm Làng Vây nằm trên 2 điểm cao 320 và 230, xung quanh có cỏ tranh xen kẽ rừng cây non lúp xúp, tương đồi trống trải, tiện quan sát theo dõi hoạt động của địch. Bắc cứ điểm 3km có điểm cao 503, đông nam cứ điểm 3km có điểm cao 420, nam cứ điểm (nam sông Sê Pôn) có điểm cao 570 và 841; các điểm cao này tiện cho ta bố trí đài quan sát, vẽ sơ đồ, cảnh đồ cứ điểm trên các mặt bắc, đông và nam. Gần cứ điểm, cách hàng rào 40 đến 50m, địch ủi hết cây cối nên rất trống trải, gây khó khăn cho trinh sát tiếp cận để tiềm nhập vào bên trong.
Phía bắc cứ điểm có suối Làng Vây; phía đông nam cứ điểm 2km có suối Làng Trài; phía tây nam cứ điểm khoảng 2km có sông Sê Pôn.
Thời tiết khi diễn ra trận đánh là mùa khô nên các sông suối trong khu vực nước cạn, ít ảnh hưởng đến hoạt động của trinh sát.
B. Tình hình địch
Địch ở cứ điểm Làng Vây thuộc lực lượng đặc biệt của quân ngụy, do Mỹ trực tiếp tổ chức huấn luyện và chỉ huy, làm nhiệm vụ biệt kích, thám báo bảo vệ cho tuyến phòng ngự của chúng trên đường số 9.
Lực lượng trong cứ điểm: Bộ phận chỉ huy có 25 tên cố vấn Mỹ (A101) và khoảng 20 tên sĩ quan ngụy. Bốn đại đội đặc biệt: 101, 102, 103, 104 (quân số mỗi đại đội từ 61 đến 72 tên), đại đội tân binh (83 tên), đại đội biệt kích (150 tên) chủ yếu là người Thượng, 4 toán trinh sát, 1 tiểu đội chiến tranh tâm lý và một số phân đội phục vụ, bảo đảm.
Trước ngày ta tiến công, có khoảng 350 tên từ cứ điểm Huội San chạy về Làng Vây nên quân số trong cứ điểm có khoảng 1.074 tên. Vũ khí, trang bị gồm có 4 khẩu cối l06,7mm, 4 khẩu cối 81mm, 16 khẩu cối 61mm, 2 khẩu ĐKZ 57mm, 1 khẩu ĐKZ 75mm, 27 khẩu M79 một số M72 và nhiều súng tiểu liên, trung liên, đại liên.
Bố trí cụ thể: Khu A có Đại đội 102 và trận địa cối 81mm; khu E có bộ phận chỉ huy và trận địa cối 106,7mm; khu G bố trí kho trạm hậu cần; khu B có Đại đội 103, trận địa cối l06,7mm, cối 81mm; khu C có Đại đội 104 và trận địa cối 81mm; khu D có Đại đội 101 và trận địa cối 81mm. Công sự gồm có 3 hầm ngầm, mỗi cái rộng 3m, dài từ 6,8 đến 14m, chia thành nhiều ngăn, được đúc bằng bê tông dày 20cm, trên nắp xếp bao cát; 17 lô cốt đúc bằng bê tông cốt thép, phía trên xếp bao cát, xung quanh có lỗ châu mai; 13 ụ súng làm bằng gỗ đất, bao cát...; trong từng khu còn có hầm ngủ của lính đúc bằng bê tông nửa chìm, nửa nổi, trên nóe xếp bao cát. Xung quanh cứ điểm có từ 5 đến 6 lớp hàng rào kẽm gai, gồm 1 lớp hàng rào mái nhà cao l5m, rộng 2m; 1 đến 2 lớp hàng rào cũi lợn cao 1,5m, rộng 3m; 1 đến 2 lớp hàng rào bùng nhùng (chồng 3 cuộn); 1 lớp hàng rào nhặng bộ binh cao 0,4m, rộng 1,6m; 1 lớp hàng rào đơn mắt cáo cao 2m. Các hàng rào được bố trí kết hợp với cát bãi mìn và hệ thống máy báo động. Bên trong cứ điểm có các hàng rào phân khu. Cứ điểm tiền tiêu được bố trí trên điểm cao 230, cấu trúc hình tròn, đường kính khoảng l00m, do 2 tiểu đội thuộc Đại đội 103 phòng ngự. Trong cứ điểm có 3 lô cốt, 1 nhà hầm, xung quanh có 3 lớp hàng rào kết hợp các loại mìn và hệ thống máy báo động.
Quy luật và thủ đoạn hoạt động của địch: Khi ta chưa mở chiến dịch, chúng thường dùng lực lượng khoảng trung đội, cao nhất là đại đội lùng sục ra vùng phía tây - tây bắc cứ điểm và nam đường 9, có lúc đến biên giới Việt - Lào. Khi bị ta phát hiện và tiêu diệt một số tên thì chúng co lại, chỉ sục sạo xung quanh cứ điểm. Từ sau trận Huội San, địch chỉ lo củng cố cứ điểm, tăng cường canh gác và phục kích trong hàng rào, không dám lùng sục ra bên ngoài. Các vị trí canh gác và phục kích thường xuyên thay đổi. Ban đêm chúng thường ném lựu đạn, bắn súng tiểu liên, có lúc bắn pháo sáng ra trước tiền duyên. Đây là khó khăn lớn đối với trinh sát ta khi tiềm nhập. Đồng thời chúng sử dụng hỏa lực pháo binh, không quân đánh vào những nơi nghi ngờ ta tập kết lực lượng như các điểm cao 841, 519, 503 và dọc đường 9 lên Lao Bảo.
Địch liên quan: đông bắc Làng Vây 8km có căn cứ Tà Cơn, hướng tây và tây bắc Tà Cơn có 2 cứ điểm ở điểm cao 845, 832. Hướng bắn Tà Cơn có cứ điểm Động Tri. Hướng đông có căn cứ pháo binh 241 trực tiếp chi viện cho các lực lượng địch phòng ngự ở khu vực Khe Sanh.
Nhìn chung, cứ điểm Làng Vây là nơi phòng ngự mạnh của địch, có quân số đông, hỏa lực mạnh, công sự vững chắc, vật cản dày đặc, lực lượng biệt kích, thám báo thông thạo địa hình. Tuy nhiên, cứ điểm nằm trong thế cô lập dễ bị bao vây, chi viện cho nhau khó khăn.
Tóm lại: Địch phòng ngự có thời gian chuẩn bị, các mục tiêu tương đối ổn định trinh sát ta đã theo dõi bám nắm chúng từ đầu; các hoạt động của chúng thường thành quy luật, ta dễ phán đoán và chủ động theo dõi.
Tuy nhiên, địch bố trí vật cản dày đặc tổ chức cảnh giới chặt chẽ nên khó khăn cho trinh sát trong quá trình tiềm nhập điều tra. Các mục tiêu được chúng ngụy trang kín đáo, nhất là hệ thống hầm ngầm gây khó khăn cho trinh sát trong việc xác định vị trí, đặc điểm. Cứ điểm cấu trúc phức tạp, có nhiều hàng rào, trinh sát phải vào bên trong mới xác định được cụ thể. Giai đoạn chuẩn bị chiến trường tiến hành trong điều kiện chiến dịch đã nổ súng nên định đã đề phòng, rất khó khăn cho trinh sát hoạt động. Chúng tăng cường cảnh giới, bố trí thêm mìn các loại ở phía bắc và tây nam cứ điểm, khó khăn cho trinh sát điều tra xác minh.
C. Tình hình ta
Trung đoàn bộ binh 24 là đơn vị chủ lực của Bộ đã được huấn luyện cơ bản; cán bộ, chiến sĩ có ý chí quyết tâm cao. Cùng phối hợp chiến đấu với Trung đoàn bộ binh 24 còn có Trung đoàn bộ binh 9 bố trí ở phía đông và Trung đoàn bộ binh 6o bố trí ở bắt Làng Vây.
Tình hình trinh sát: Do kế hoạch chiến đấu thay đổi nên đơn vị chiến đấu và lực lượng trinh sát chuẩn bị chiến trường ở Làng Vây cũng thay đổi, cụ thể như sau:
Từ đầu tháng 11 năm 1967, một phân đội thuộc Đại đội 2 1 trinh sát Mặt trận và 9 cán bộ đặc công từ tổ trưởng 3 người trở lên) thuộc ĐàI đội 40 Đoàn 33 đặc công mặt trận bắt đầu điều tra tình hình cứ điểm.
Đến giữa tháng 12 năm 1967 có thêm tiểu đội trinh sát của Trung đoàn bộ binh 9 thuộc Sư đoàn 304 tham gia hoạt động. Từ ngày 10 tháng 1 năm 1968, trinh sát và đặc công của Sư đoàn 304 bắt đầu tham gia chuẩn bị.
Từ ngày 20 tháng 1 năm 1968 trinh sát Trung đoàn bộ binh 24 nhận nhiệm vụ chuẩn bị chiến trường ở Làng Vây. Đại đội trinh sát Trung đoàn bộ binh 24 gồm 3 trung đội, quân số khoảng 70 đồng chí. Cùng tham gia hoạt động còn có trinh sát pháo binh, công binh, xe tăng và tiểu đội trinh sát Trung đoàn bộ binh 101 của Sư đoàn bộ binh 325.
Tóm lại: Tham gia chuẩn bị chiến trường cho đánh trận Làng Vây gồm có nhiều thành phần lực lượng; trinh sát Trung đoàn bộ binh 24 tuy lực lượng ít song được nhận bàn giao một số kết quả điều tra của trinh sát đặc công sư đoàn và mặt trận. Cán bộ, chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 24 có ý chí quyết tâm cao, quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, đã có một số kinh nghiệm trong điều tra cứ điểm địch. Tuy nhiên, đến ngày 20 tháng 1 năm 1968 do phương án tác chiến thay đổi cơ bản, trước đây chủ yếu chuẩn bị ở hướng bắc và đông, chỉ có một bộ phận chuẩn bị ở hướng tây nam, nay chủ yếu chuyển xuống hướng nam, do vậy trinh sát gặp nhiều khó khăn.
Tình hình lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương: Liên quan đến nhiệm vụ nắm địch, địa hình cho trận tiến công cứ điểm Làng Vây có Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương huyện Hướng Hoá và dân quân du kích ở tây nam cứ điểm Làng Vây. Họ có khả năng giúp đỡ trinh sát như dẫn đường, cung cấp tình hình, lập bàn đạp để hoạt động. Nhân dân quanh vùng giải phóng sống bất hợp pháp với địch; số dân trong ấp chiến lược Làng Vây cũ bị địch kiểm soát, không cung cấp được tình hình cho trinh sát. Từ tháng 7 năm 1967 một số cơ sở của ta trong ấp chiến lược Làng Vây bị mất liên lạc.
II. Tổ chức, chuẩn bị chiến đấu
A. Chủ trương, ý định của cấp trên
1. Ý định của chiến dịch
Sau khi ta tiêu diệt cứ điểm Khe Sanh và Huội San, địch vẫn chưa ra ứng cứu, giải tỏa. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh ra lệnh cho Sư đoàn bộ binh 304 khẩn trương tiến công cứ điểm Làng Vây. Phối hợp chiến đấu với Sư đoàn bộ binh 304 ở phía bắc có Sư đoàn bộ binh 325 (thiếu) vây ép cứ điểm 832 và 84 dùng pháo binh khống chế cụm cứ điểm Tà Cơn đẩy quân địch vào tình thế nguy khốn, buộc dự bị chiến lược của chúng phải ra ứng cứu giải tỏa để tạo điều kiện cho cuộc Tổng tiến công nổi dậy ở đồng bằng và đô thị.
2. Ý định của sư đoàn
Sử dụng Trung đoàn bộ binh 24 (thiếu) và lực lượng được tăng cường tiến công cứ điểm Làng Vây.
Sử dụng Trung đoàn bộ binh 66 sẵn sàng đánh địch ứng cứu giải tỏa từ Tà Cơn xuống Làng Vây và địch đổ bộ đường không xung quanh khu vực Làng Vây.
Trung đoàn bộ binh 9 sẵn sàng đánh địch ứng cứu, giải tỏa bằng đường bộ theo đường 9 lên Khe Sanh và địch đổ bộ đường không xung quanh khu vực Khe Sanh. Sau khi Trung đoàn bộ binh 24 hoàn thành tiến công cứ điểm Làng Vây, sẵn sàng đưa lực lượng vào vây ép ở nam và đông nam cụm cứ diềm Tà Cơn.
B. Nhiệm vụ của trung đoàn
Trung đoàn bộ binh 24 (thiếu 1 tiểu đoàn) được phối thuộc Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 101 thuộc Sư đoàn bộ binh 325, Đại đội đặc công 4 của Sư đoàn bộ binh 304, đại đội đặc công mặt trận, tiểu đoàn tăng (thiếu 1 đại đội), 1 đại đội súng máy phòng không 12,7mm, 1 trung đội súng phun lửa nhẹ và một số đơn vị bảo đảm khác. Quá trình chiến đấu được tiểu đoàn pháo Đ74 và 2 tiểu đoàn công binh của mặt trận trực tiếp chi viện. Có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt cứ điểm Làng Vây trong đêm 6 rạng ngày 7 tháng 2 năm 19o8. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, để lại một phần lực lượng chốt giữ điểm cao 320; lực lượng còn lại cơ động về phía đông nam Làng Vây 2km cùng với Trung đoàn bộ binh 9 sẵn sàng đánh địch đổ bộ đường không xuống điểm cao 420.
C. Ý định chiến đấu
1. Cách đánh
Dựa vào thế trận của cấp trên và của đơn vị bạn, bí mật cơ động lực lượng vào xây dựng trận địa xuất phát tiến công ở phía nam, tây, đông bắc cứ điểm, cách hàng rào địch khoảng 200m, xong trước 23 giờ ngày 6 tháng 2 năm 1968. Thực hành hỏa lực chuẩn bị 30 phút, mở nhanh 3 cửa mở. Phát huy sức mạnh hiệp đồng binh chủng đột phá chọc thủng phòng ngự của địch. Nhanh chóng đánh chiếm mục tiêu chủ yếu, vận dụng linh hoạt các thủ đoạn chiến đấu tiêu diệt từng bộ phận, đánh bại phản kích, tiêu diệt toàn bộ quân địch, hoàn thành nhiệm vụ được giao trong đêm, sẵn sàng chiến đấu ban ngày. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ để lại một bộ phận chốt giữ trận địa đã chiếm, lực lượng còn lại cơ động về đông nam cứ điểm 2km sẵn sàng nhận nhiệm vụ tiếp theo.
2. Mục tiêu, hướng tiến công, cửa mở
Mục tiêu tiến công chủ yếu: bộ phận cố vấn Mỹ ở khu E.
Hướng tiến công chủ yếu: phía nam cứ điểm theo đường ô tô vào bộ phận cố vấn Mỹ.
Hướng tiến công thứ yếu 1: hướng tây cứ điểm đánh vào khu B, khu A, phát triển vào khu E.
Hướng tiến công thứ yếu 2: hướng đông bắc cứ điểm đánh vào khu D, phát triển vào khu E.
Hướng đón lõng: đông cứ điểm.
Cửa mở: 3 cửa mở (số 1 và 2 cho xe tăng) .
3. Tổ chức hỏa lực tiêu diệt định
Hỏa lực chi viện cho hành quân chiếm lĩnh xây dựng trận địa xuất phát tiến công: tiểu đoàn pháo Đ74 của mặt trận bắn phá hoại từ 17 giờ đến 17 giờ 45 phút ngày 6 tháng 2 năm 1968.
Hỏa lực chuẩn bị 30 phút: từ 2 giờ đến 23 giờ 30 phút ngày 6 tháng 2 năm 1968; chi viện cho bộ binh, đặc công chuẩn bị mở cửa, đánh chiếm đầu cầu.
Hỏa lực chi viện trong quá trình tiến công, làm chủ trận đánh và rời khỏi chiến. đấu.
4. Tổ chức, sử dụng lực lượng
Trung đoàn tổ chức lực lượng thành các bộ phận:
Bộ phận tiến công trên hướng chủ yếu: Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 101 thuộc Sư đoàn bộ binh 325 được phối thuộc 2 đại đội đặc công (thiếu) và Đại đội tăng 9.
Bộ phận tiến công trên hướng thứ yếu 1: Tiểu đoàn bộ binh 5 được phối thuộc 2 tiểu đội đặc công và Đại đội tăng 3.
Bộ phận tiến công trên hướng thứ yếu 2: Tiểu đoàn bộ binh 4 (thiếu 2 đại đội).
Bộ phận đón lõng: Đại đội 2 của Tiểu đoàn bộ binh 4.
III. Diễn biến chiến đấu, kết quả
A. Diễn biến chiến đấu
1. Giai đoạn chuẩn bị chiến trường
Đây là trận đánh quan trọng có ý nghĩa lớn về mặt chiến dịch cho nên được sư đoàn trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo công tác chuẩn bị chiến trường. Đồng thời được mặt trận và sư đoàn tăng cường lực lượng tnnh sát và đặc công để thực hành điều tra cứ điểm.
Ngày 2 tháng 11 năm 1967 tnnh sát và đặc công bắt đầu hành quân, thiều ngày 3 tháng 11 đến hậu cứ Đại đội 2 Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương huyện Hướng Hoá nắm tình hình sơ bộ, thảo luận kế hoạch bảo đảm hậu cần và một số vấn đề cần thiết khác. Ngày 5 tháng 11 hành quân xuống bản Ta Cơi chuẩn bi hậu cứ, sau đó liên hệ với huyện Hướng Hoá nắm tình hình và xin người dẫn đường. Huyện Hướng Hoá cho 3 đồng chí bộ đội địa phương dẫn đường. Riêng tình hình về cứ điểm Làng Vây thì huyện không nắm được.
Từ ngày 10 tháng 11 năm 1967 bắt đầu điều tra cứ điểm. Trước hết trinh sát lên cao điểm 570 quan sát, vẽ sơ đồ, cảnh đồ mặt nam cứ điểm và sang bắc đường 9 quan sát vẽ sơ đồ, cảnh đồ mặt bắc cứ điểm. Sau đó thực hành trinh sát 3 lần (2 lần đi nghiên cứu xung quanh cứ điểm, một lần tổ chức thành 2 mũi tiềm nhập vào hết hàng rào 2 và 3 phía bắc cứ điểm.
Từ giữa tháng 12 năm 1967, trinh sát và đặc công ngoài việt tiếp tục điều tra tình hình cứ điểm còn có nhiệm vụ giúp đỡ trinh sát pháo binh, công binh, xe tăng nắm tình hình địch, địa hình, đường cơ động, vị trí tập kết.
Từ ngày 6 tháng 1 năm 1968, trinh sát các đơn vị theo nhiệm vụ được phân công đì sâu chuẩn bị trên hướng đơn vị mình đảm nhiệm. Cụ thể: trên hướng bắc, trinh sát mặt trận đã tiềm nhập được thêm 2 lần qua hàng rào thứ 4. Hướng nam, trinh sát Sư đoàn bộ binh 304 tiềm nhập 2 lần vào qua hàng rào thứ 2 và 3. Hướng đông nam trinh sát Trung đoàn 9 của Sư đoàn bộ binh 304 cũng đã tiềm nhập qua các hàng rào thứ 2 và 3.
Một số tình huống xảy ra:
Ngày 17 tháng 12 năm 1967, đoàn cán bộ Trung đoàn 9 Sư đoàn bộ binh 304 đi trinh sát thực địa mặt nam cứ điểm đã bất ngờ gặp địch phục kích; nguyên nhân do giao nhiệm vụ cho bộ phận trinh sát đi trước cảnh giới không cụ thể nên không nắm được địch.
Đêm 7 tháng 1 năm 1968, đặc công Sư đoàn bộ binh 304 sau khi tiềm nhập ra, thấy 1 dù hàng ở hàng rào ngoài cùng đã lấy về, nên địch biết có ta vào trinh sát đã tăng cường phục . kích, cảnh giới gây khó khăn cho những lần tiềm nhập sau.
Tối 12 tháng 1 năm 1968, trinh sát Sư đoàn bộ binh 304 dẫn cán bộ vào nghiên cứu cứ điểm, khi tới làng Trài gặp địch phục kích, đồng chí trung đội phó trinh sát hy sinh. Trinh sát được lệnh đánh bọn địch phục kích để tiếp tục dẫn cán bộ vào trinh sát; nhưng địch đề phòng, chúng tăng cường cảnh giới và đánh phá bằng hỏa lực, ta không trinh sát được. Nguyên nhân bị phục kích bất ngờ là do ta tiềm nhập quá lộ liễu và không tổ chức theo dõi thường xuyên, liên tục, nhất là thời điểm từ ngày chuyển sang đêm nên không nắm được lch mới ra phục kích.
Từ ngày 20 tháng 1 năm 1968, phương án tác chiến của . Sư đoàn bộ binh 304 thay đổi cơ bản, trước đây chủ yếu chuẩn bị hướng bắc, đông nam và một bộ phận chuẩn bị . hướng tây nam, nay chủ yếu chuyển xuống phía nam. Thời gian chuẩn bị cho phương án này rất gấp, dự định ngày 24 tháng 1 năm 1968 Trung đoàn bộ binh 94 sẽ tiến công cứ điểm, nhưng không kịp, phải lùi lại đến ngày 6 tháng 2 năm 1968. Trinh sát Trung đoàn bộ binh 24 nhận nhiệm vụ muộn, thời gian chuẩn bị ngắn nhưng được tnnh sát đặc công mặt trận và sư đoàn bàn giao mục tiêu, hướng dẫn, . giúp đỡ, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ nên đã nhanh chóng nắm bắt được tình hình; đã thực hành vẽ sơ đồ cứ điểm trên các mặt nam, tây nam và bắc. Tổ chức tiềm nhập trên các hướng nam, tây nam và đông bắc, đặc biệt trên các hướng nam và tây nam, các tổ trinh sát đã tiềm nhập được qua các hàng rào 3 và 4, đã bổ sung được nhiều tin tức về địch và thực hành đưa dẫn cán bộ đì tnnh sát thực địa. Ngoài ra, trinh sát trung đoàn còn_ phối hợp với tnnh sát công binh, xe tăng nghiên cứu tình hình dọc sông Sê Pôn để tìm đường cơ động bí mật cho xe tăng ở hướng nam và nắm tình hình địa hình, đường cơ động, vị trí tập kết, tuyến triển khai của bộ binh, xe tăng, pháo binh.
2. Giai đoạn cơ động lực lượng chiếm lĩnh, xây dựng trận địa xuất phát tiến công
Lực lượng trên các hướng cơ động chiếm lĩnh tương đối thuận lợi.
Hướng chủ yếu: xe tăng số 8 bị tắc ngầm phải nằm lại.
Hướng thứ yếu 1: tổ bộc phá bị địch phục kích ném 2 quả lựu đạn, buộc tiểu đoàn phải đưa bộc phá dự bị lên thay thế. Lúc 20 giờ ngày tháng 2, địch ở đồn chính dùng cối 61mm bắn mạnh ra hướng nam.
Hướng thứ yếu 2: do thông tin rải dây xuống Tiểu đoàn bộ binh 4 bị thiếu 500m nên Tiểu đoàn 4 phải sử dụng vô tuyến điện để liên lạc.
Các lực lượng trinh sát trung đoàn tiếp tục bám sát địch trong cứ điểm, đồng thời sử dụng lực lượng dẫn đường, cảnh giới cho bộ binh, xe tăng vào chiếm lĩnh, triển khai. Đài quan sát trên hướng chủ yếu theo dõi nắm chắc tình hình bắn phá của địch. Lúc 17 giờ 30 phút, trinh sát trên hướng thứ yếu 1 phát hiện khoảng 20 tên địch ra phục kích ở tây đồn tiền tiêu, trinh sát ta nổ súng, địch chạy về đồn, cối trong đồn bắn trả rất mạnh. Toán trinh sát cơ động sục sạo trên hướng thứ yếu 1, do không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, còn ở xa hàng rào không phát hiện được có lực lượng địch mới nống ra phục kích ở sát hàng rào ngoài cùng, nên khi tổ bộc phá ta vào đã bị địch ném lựu đạn.
3. Hỏa lực chuẩn bị, mở cửa, xung phong đánh chiếm các mục tiêu
Hướng chủ yếu: Mở cửa gặp nhiều khó khăn, địch tập trung hỏa lực ngăn chặn quyết liệt, tổ bộc phá bị thương vong 17 đồng chí. Tiểu đoàn bộ binh 3 đã dùng bộc phá dự bị mở xong cửa lúc 5 giờ ngày 7 tháng 2 năm 1968. Từ 5 giờ, các lực lượng xung phong đánh chiếm các mục tiêu quy định. Địch chống trả quyết hệt, tập trung hỏa lực bịt lấp cửa mở ngăn chặn các hướng, mũi tiến công của ta. Đến 2 giờ 30 phút ngày 7 tháng 2, ta đã chiếm được các khu E, G, C và liên lạc được với hướng thừ yếu 1 ở khu cột cờ.
Các tổ trinh sát trên hướng chủ yếu đã bám sát hàng rào, nắm chắc mọi thay đổi về địch bảo đảm cho trung đoàn mở cửa, đánh chiếm đầu cầu. Tuy nhiên, khi đột kích 1 vượt qua cửa mở, phát triển vào khu cột cờ, trinh sát đã không bám sát và không nắm được địch ở khu vực đầu cầu, khi đột kích 2 bước vào chiến đấu, bị địch phục hồi ngăn chặn quyết liệt.
Hướng thứ yếu 1: Lúc 23 giờ 15 phút, mũi Đại đội bộ binh 7 lên đánh bộc phá, quá trình tiếp cận gặp một máy báo động của địch, địch bắn trả, ta bị thương 1 đồng chí. Lúc 23 giờ 40 phút, Đại đội bộ binh 7 mở cửa xong, nhanh chóng vượt qua cửa mở, phát triển đánh chiếm được điểm cao 230 lúc 23 giờ 55 phút.
Mũi Đại đội bộ binh 6: Lúc 23 giờ 15 phút tiến hành mở cửa bằng bộc phá liên tục, quá trình mở cửa bị địch ngăn chặn quyết hệt, tổ bộc phá bị thương vong nặng, tiểu đoàn phải đưa lực lượng dự bị lên thay thế, đến 0 giờ 20 phút ngày 7 tháng 2 năm 1968 mở cửa xong. Đột kích 1 vượt qua cửa mở, phát triển đánh chiếm các mục tiêu, sau 5 phút đã tiêu diệt xong địch ở khu B, khu A. Lúc 0 giờ 30 phút, đột kích 1 phát triển vào khu trung tâm, đột kích 2 bước vào chiến đấu, đến 2 giờ 30 phút bắt liên lạc được với hướng chủ yếu.
Lực lượng trinh sát trên hướng thứ yếu 1 tuy lúc đầu không bám sát được địch gần sát hàng rào, nhưng sau đó đã được bổ sung nhiệm vụ, cơ động bám địch kịp thời, đã cùng bộ binh bắt tù binh, khai thác tin tức.
Hướng thử yếu 2: Lúc 23 giờ 15 phút, Đại đội bộ binh 4 bắt đầu mở cửa, địch chống trả quyết liệt, hỏa lực ở lô cốt đầu cầu kiềm chế mạnh, tổ bộc phá bị thương vong. Đại đội phó Đại đội bộ binh 4 và đại đội trưởng Đại đội bộ binh 3 lên chỉ huy mở được cửa nhưng bị hy sinh, chính trị viên Đại đội bộ binh 3 bị thương nặng; lúc 1 giờ 30 phút đột kích 1 xung phong, đến 2 giờ 30 phút ta làm chủ khu D.
Toán trinh sát trên hướng thứ yếu 2 giai đoạn đầu chưa nắm chắc các hỏa điểm đầu cầu của địch nên khi bộ đội ta vào mở cửa gặp khó khăn; nhưng sau đó đã nhanh chóng bám nắm địch kịp thời bảo đảm cho Đại đội bộ binh 4 chiến đấu.
4. Đánh địch cố thủ trong hầm ngầm, làm chủ trận đánh và lui quân
Lúc 3 giờ 30 phút ngày 7 tháng 2 ta bắt được tù binh ở điểm cao 320, biết được có hầm ngầm và trong đó còn địch nên trung đoàn đã nhanh chóng tổ chức đánh địch cố thủ trong hầm ngầm.
Từ 6 giờ, không quân địch oanh tạc mạnh vào cứ điểm, lúc 12 giờ 30 phút có 36 tên địch phản kích từ Làng Vây cũ ra điểm cao 320, kết hợp với quân địch từ trong hầm ngầm bắn lại ta, trung đoàn buộc phải tổ chức đánh địch phản kích và đến 17 giờ ngày 7 tháng 2 bọn địch này đã bị tiêu diệt. Trong giai đoạn này, các lực lượng trinh sát đã tích cực bắt tù binh, thu tài liệu của địch; đồng thời, vẽ sơ đồ tổ chức, bố trí của địch ở điểm cao 320. Tuy nhiên, lực lượng trinh sát chưa khẩn trương khai thác tù binh và phương pháp khai thác chưa tốt nên không kịp thời nắm được hăm ngầlh và tình hình địch trong đó.
B. Kết quả trận đánh
Trung đoàn đã tiêu diệt 401 tên, bắt 253 tên địch; thu nhiều vũ khí và quân trang, quân dụng khác.
Về ta: hy sinh 77 đồng chí, bị thương 191 đồng chí và bị hư hỏng một số vũ khí, khí tài.
No comments:
Post a Comment